22/08/2022 | 372 |
0 Đánh giá

Kịch bản telesale không còn xa lạ trong kinh doanh, việc xây dựng một kịch bản đầy đủ thông tin và giải quyết được những nhu cầu của khách hàng sẽ mang đến nhiều lợi ích, doanh số và thành công cho doanh nghiệp. 

Để chốt đơn hiệu quả qua điện thoại, mỗi chuyên viên tư vấn cần có kỹ năng xây dựng các kịch bản bán hàng hay còn gọi là mẫu kịch bản telesales. Để xây dựng kịch bản cần làm gì? Xây dựng kịch bản như thế nào được coi là hấp dẫn và ấn tượng? Theo dõi ngay bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp bạn!

Kịch bản telesales là gì?

Kịch bản telesales là bản mô tả trước cuộc đối thoại giới thiệu sản phẩm hay quảng cáo sản phẩm mà công ty đang cung cấp. Lên trước kịch bản giúp nhân viên telesales tự tin và thành công hơn trong quá trình gọi điện tư vấn khách hàng và chốt đơn sản phẩm. Mỗi nhân viên đã có kinh nghiệm, kỹ năng tạo kịch bản telesales ấn tượng đều có thành công trong lĩnh vực mà họ đang phụ trách. Vậy, tạo kịch bản telesales gồm những phần nào và chi tiết từng nội dung được triển khai ra sao?

Kịch bản telesales gồm những nội dung gì?

Tùy vào từng sản phẩm doanh nghiệp cung cấp, đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng đến và hoàn cảnh gọi điện cho khách hàng mà kịch bản telesales có thể triển khai các nội dung khác nhau. Tuy nhiên, để có một kịch bản telesales hiệu quả, các chuyên viên cần lưu ý một số nội dung bắt buộc phải “thuộc lòng” sau đây:

Lời giới thiệu mở đầu

Lời giới thiệu mở đầu là nội dung rất quan trọng và không thể thiếu trong kịch bản telesales. Đầu tiên chính là lời giới thiệu, nếu không có những lời mở đầu, khách hàng sẽ không biết người đang gọi cho họ là ai và gọi họ với mục đích gì. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tắt máy ngay khi họ thấy rằng họ đang bị làm phiền. Và đương nhiên, nếu là bạn, bạn cũng sẽ nằm trong trường hợp không ngoại lệ, bạn sẽ chẳng hứng thú gì với một cuộc gọi không đầu không cuối như vậy.

Giới thiệu về sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp

Sau khi giới thiệu về bản thân hoặc công ty và mục đích là giới thiệu về sản phẩm, bạn hãy trình bày nhanh và một cách ngắn gọn, xúc tích nhất về các thông tin, giá trị, lợi ích của sản phẩm. Đây chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình lên kịch bản telesales sao cho chi tiết và thật ấn tượng để khách hàng cảm thấy kích thích với các chia sẻ của bạn và tò mò muốn nghe tư vấn tiếp.

Tranh thủ tương tác với khách hàng qua điện thoại nhiều nhất có thể

Trong cuộc nói chuyện với khách hàng, để tránh cho cuộc hội thoại rơi vào tình trạng độc thoại, nhàm chán và tẻ nhạt, khi xây dựng nội dung kịch bản, chuyên viên nên viết một số câu hỏi để tương tác với khách hàng sao cho tự nhiên và mang lại cảm giác thoải mái cho người mà bạn đang đối thoại. Ngoài ra, khi xây dựng kịch bản telesales trò chuyện, cũng cần linh hoạt tưởng tượng một số câu trả lời trong trường hợp mà khách hàng có thể hỏi đến. Bên cạnh đó, cũng đừng tập trung quá vào câu chuyện và mạch cảm xúc của khách hàng mà quên đọc lệnh chốt sale.

Xin lịch hẹn với khách hàng và nói lời kết

Trong cuộc thoại telesales, không thể thiếu những khách hàng từ chối và phân vân về chất lượng dịch vụ hay sản phẩm, vì vậy nhân viên telesales cần linh hoạt xin lịch hẹn để tư vấn lại đối với những khách hàng này. Sau đó cũng đừng quên lời chào tạm biệt. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng khi kết thúc cuộc gọi.

Hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp hiểu rõ hơn về “kịch bản telesales là gì? Ngoài việc xây dựng một kịch bản telesales hoàn chỉnh thì việc trang bị những công cụ đi kèm cũng vô cùng quan trọng, trong đó có dịch vụ cung cấp tổng đài điện thoại. Nếu bạn đang có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0933.15.6662 để được tư vấn và hỗ trợ!


(*) Xem thêm

Bình luận
0