06/11/2024 | 23 |
0 Đánh giá

Lựa chọn một đơn vị cung ứng dịch vụ, sau đó quản lý hiệu quả đội ngũ telesales, cả in-house lẫn outsourced, là một phần quan trọng trong chiến lược doanh nghiệp. Dưới đây là top 5 chỉ số đánh giá khi nhận báo giá phần mềm gọi telesales bao cước, không khóa sim số giúp bất kỳ đội ngũ hoặc dự án telesales nào cũng có thể nhìn nhận và đo lường. Đừng bỏ lỡ bài viết này!

Có nhiều chỉ số bạn chưa từng nghe hay biết đến khi bạn sử dụng telesales nội bộ, nhưng với việc sử dụng phần mềm telesales thuê ngoài, các tư vấn viên và kỹ thuật viên sẽ giới thiệu và hỗ trợ bạn đọc các chỉ số đánh giá khi đo lường hiệu quả chất lượng dịch vụ.

Top 5 chỉ số doanh nghiệp cần lưu ý khi nhận báo giá phần mềm gọi telesales bao cước

Doanh thu

Doanh thu là chỉ số đơn giản và hiệu quả nhất để đo lường hoạt động telesales. Đây là cách xác định mức độ thành công của các cuộc gọi trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể (ngày, tuần, tháng). Các chỉ số cần chú ý bao gồm “doanh thu tổng”, “doanh thu theo sản phẩm/dịch vụ” và “doanh thu theo khách hàng”.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cuộc gọi thành công (dẫn đến hành động mục tiêu như bán hàng, đặt lịch hẹn) so với tổng số cuộc gọi thực hiện. Tùy vào ngành nghề, tỷ lệ này có thể khác nhau, với các ngành như bán lẻ có tỷ lệ từ 25-35%, trong khi các ngành như bảo hiểm có thể đạt khoảng 10-15%.

Tỷ lệ P&L

Có thể nhiều người chưa nghe qua tỷ lệ P&L nhưng đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động telesales, và thường bị bỏ qua trong các báo cáo.

  • Profit (được hiểu là lợi nhuận): Tính bằng tổng doanh thu từ các cuộc gọi thành công trừ đi tổng chi phí hoạt động.  
  • Loss (tổn thất): Là chi phí vượt quá lợi nhuận kiếm được.  

Khi bạn được tư vấn về báo giá phần mềm gọi telesales bao cước, không khóa sim số thì chắc chắn tư vấn viên sẽ đề cập đến bạn Tỷ lệ P&L. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia tổng lợi nhuận cho tổng chi phí. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1, chứng tỏ chiến dịch mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp; ngược lại, nếu tỷ lệ nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa là chiến dịch đang bị lỗ.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Retention Rate)

Retention rate là chỉ số đo lường tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ sau giao dịch ban đầu. Chỉ số này phản ánh lòng trung thành của khách hàng và hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngành SaaS thường có RT cao (trên 75%), trong khi ngành bán lẻ có thể đạt trên 50%.

Sự hài lòng của khách hàng (CSAT)

CSAT đo lường mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Một CSAT cao cho thấy sự thỏa mãn của khách hàng. Thông thường:  

  • Trên 80% là rất tốt
  • 70-80% là chấp nhận được
  • Dưới 70% có thể chỉ ra vấn đề trong quy trình cung cấp dịch vụ.  

Để đo lường CSAT, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát cuộc gọi, thu thập phản hồi và phân tích kết quả. Tùy vào mục đích bạn muốn khảo sát, bạn sẽ chuẩn bị một bộ câu hỏi phù hợp để cập nhật lên hệ thống, hệ thống tiếp nhận thông tin và xử lý data, sẽ đưa ra cho bạn các bộ lọc tương ứng.

Với những chia sẻ của chúng tôi về 5 chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi sử dụng telesales outsource, mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn xây dựng đội ngũ telesales chuyên nghiệp và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại zalo 0933156662 để nhận báo giá phần mềm gọi telesales bao cước, không khóa sim số uy tín và chất lượng.


(*) Xem thêm

Bình luận
0